Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Cụ già Ai là triệu phú xuất hiện trong bài văn tả về ông nội

Trong bài văn của mình, cô bé Ái Duyên đã gọi ông nội là tiên ông với ước mong ông sẽ sống thật lâu để dẫn đường cho em vào một thế giới tuổi thơ tươi sáng, thơ mộng.

Sau khi được bố của mình, anh Đặng Hải Đăng đưa lên facebook cá nhân, bài văn của cô bé học sinh lớp 6C, Đặng Ái Duyên, trường THCS Lê Ngọc Hân (Hà Nội) đã nhận được sự quan tâm từ nhiều người. Bài văn của Duyên đã được cô giáo chấm 8,5 điểm với lời nhận xét: "Con có khả năng viết văn tốt". 
Cụ già Ai là triệu phú xuất hiện trong bài văn tả về ông nội
Cụ Đặng Thiêm, một người chơi từng gây sốt của Ai là triệu phú xuất hiện như ông tiên trong bài văn của cháu nội 
Trong thời gian 90 phút, giáo viên cho học sinh được chọn 1 trong hai đề. "Hãy kể về một chuyến thăm quê mà em nhớ nhất" và "Hãy kể về một người thân mà em yêu quý". Ái Duyên đã chọn đề số 2 cho bài làm của mình. Và người thân mà cô bé chọn tả là ông nội của em, cụ Đặng Thiêm, một người chơi từng gây sốt trong chương trình Ai là triệu phú của VTV3, phát sóng vào tháng 10/2013. 
Cụ già Ai là triệu phú xuất hiện trong bài văn tả về ông nội
Cụ già Ai là triệu phú xuất hiện trong bài văn tả về ông nội
Cụ già Ai là triệu phú xuất hiện trong bài văn tả về ông nội
Trong lần xuất hiện trên truyền hình với mong muốn khẳng định "nông dân cũng có thể trở thành triệu phú", cụ Thiêm đã khiến khán giả vừa buồn cười vừa nể phục vì sự hài hước, dí dỏm, vốn kiến thức sâu rộng và khả năng quyết đoán. 
Và xuất hiện trong bài văn của cháu nội, hình ảnh của cụ Thiêm cũng không khác là mấy: "Ông tôi rất hiền lành và hóm hỉnh. Gặp ông lần đầu ai cũng ấn tượng bởi nụ cười hiền và bộ râu dài như cước", cô học trò viết.
Cụ già Ai là triệu phú xuất hiện trong bài văn tả về ông nội
Duyên và em trai ngồi gói bánh trưng cùng ông nội 
Sự hài hước tiếp tục được khắc họa rõ hơn khi Duyên kể về màn hỏi đáp của hai ông cháu. "Có nhiều người hỏi: "Bác là giáo sư hay nhà thơ ạ?". Ông chỉ cười: "Tôi là người nông dân thực thụ". Tôi thắc mắc, bởi ông là giáo viên đã về hưu, một nghề cao quý, tại sao ông chỉ khiêm tốn nhận mình là nông dân?... Ông cười hiền: "Giáo viên là người nông dân trên cánh đồng chữ mà cháu...".
Bài văn không dài, tuy nhiên, xuyên suốt cả bài viết này, dễ dàng nhận thấy tình yêu và kính trọng của Duyên dành cho ông nội mình. Ấy là thứ tình cảm không thể xuất hiện trong bất cứ bài văn mẫu nào, mà nó được chắt ra từ trái tim và dễ dàng chạm đến trái tim người đọc. 
Chia sẻ về bố mình, anh Đặng Hải Đăng nói rằng: "Bố anh là một giáo viên dạy Văn có tiếng ở miền Bắc. Ông luôn tìm cách khơi gợi và gây hứng thú để học trò tự phát huy khả năng và sự chủ động của mình. Tôn chỉ ấy đã theo ông trong suốt những năm tháng trên bục giảng và đến tận bây giờ vẫn áp dụng cho con cháu".
Được biết, Duyên là cô bé không chỉ ngoan ngoãn mà còn học rất giỏi. Em có thành tích 5 năm liền là học sinh giỏi và tháng 7 vừa qua, em đã nhận được giải C, Cây bút tuổi hồng do Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng. Ngoài giờ học, em cũng tham gia viết văn, làm thơ để gửi bài đăng báo. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét